Đông Nam Á Bảo_tồn_loài_hổ

Miến Điện

Vuốt hổ và nanh hổ đang được bày bán ở chợ tại Miến Điện

Chính phủ Myanmar tuyên bố lập khu bảo tồn hổ lớn nhất thế giới để giúp loài động vật này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Thung lũng Hukaung ở Myanmar. khu bảo tồn nói trên nằm trong thung lũng Hukaung ở phía tây bắc Myanmar. Trên thực tế, nó không phải là khu bảo tồn mới hoàn toàn, mà được thành lập dựa trên sự mở rộng của một khu bảo tồn cũ. Thung lũng Hukaung có diện tích xấp xỉ 22.000 km2. Trước kia vài trăm con hổ sinh sống trong thung lũng. Nhưng hoạt động săn trộm và sự suy giảm của số lượng con mồi khiến số lượng hổ giảm xuống còn khoảng 50 con. Năm 2004, chính phủ Myanmar từng lập khu bảo tồn hổ có diện tích 6.500 km2 trong thung lũng Hukaung. Sau 6 năm, khu bảo tồn sẽ được mở rộng để đạt diện tích gấp ba lần như thế.

Quyết định mở rộng khu bảo tồn Hukaung được thông qua sau khi ông Thein Sein, Thủ tướng Myanmar, cùng 17 bộ trưởng bay tới thung lũng Hukaung để đánh giá tầm quan trọng của khu này đối với hoạt động bảo tồn động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Myanmar mang đến một trong những hy vọng lớn nhất trong nỗ lực cứu loài hổ ở khu vực Đông Nam Á. Việc mở rộng khu vực bảo tồn ở thung lũng Hukaung sẽ là một bước ngoặt trong hoạt động bảo vệ hổ, người dân và chính phủ Myanmar hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn hổ. Khu bảo tồn Hukaung sẽ là một trong những khu vực sinh sống quan trọng nhất của hổ trên thế giới. Ngoài hổ, khu bảo tồn Hukaung còn có thể bảo vệ nhiều loài sinh vật khác. Trong số 13.500 loài thực vật trên thế giới thì xấp xỉ 7.000 loài chỉ sống tại thung lũng Hukaung và không xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh. Giới khoa học cũng tìm thấy gần 370 loài chim trong thung lũng, trong đó có loài niệc cổ hung sắp tuyệt chủng[15].

Thái Lan

Bài chi tiết: Chùa Hổ
Những con hổ tại Chùa Hổ (Thái Lan)

Thái Lan là trung tâm buôn lậu động vật hoang dã, tiếp nhận động vật từ châu Phi và các vùng châu Á thông qua Lào, nơi việc chấp pháp yếu, và rồi đi sang Việt Nam và Trung Quốc, những nơi có nhu cầu. Sức ép quốc tế đã buộc giới chức Thái Lan tích cực hơn để ngăn chặn các vụ chuyển hàng nhưng không có mấy nỗ lực phá vỡ các băng nhóm vận hành. Rất ít các vụ bắt giữ diễn ra. Các nhà vận động nói những con hổ được nuôi bị buôn lậu quá dễ vì thiếu quản lý và chấp hành luật pháp. Thật khó để biết xác hổ thuộc hổ nuôi hay hoang dã, nhưng giới chức Thái tin rằng ít nhất 30% số hổ bị buôn là có gốc nuôi nhốt. Thông thường chúng sẽ bị nhấn chìm trong các chuồng đặc biệt để tránh hư hai bộ da có giá trị. Bọn buôn lậu sau đó thả nổi các xác hổ trên sông Mekong từ phía Thái để đồng bọn lấy từ phía Lào[35]

Thái Lan có khoảng 1.450 con hổ bị nuôi nhốt, phần lớn thu hút khách du lịch đến chụp ảnh, chơi đùa với hổ con và hổ mới trưởng thành. Khi những con hổ đến độ tuổi sinh sản, khó có thể chơi đùa một cách an toàn, chúng bị bán vào chợ đen với giá khoảng 50.000USD[22]. Năm 2016, ngôi đền Hổ (Tiger Temple) tại Thái Lan với vụ việc các vị thầy tu tại đây bị buộc tội ngược đãi những con hổ và bán cho thị trường buôn bán động vật hoang dã trái phép. Sau một thập kỷ bị cáo buộc bởi các nhóm bảo vệ động vật về những hành vi độc ác, buôn lậu động vật hoang dã và nuôi hổ sinh sản, ngôi đền đã bị 1.000 cảnh sát, binh sĩ quân đội và nhân viên chính phủ Thái Lan lục soát.

Tại đây, hoạt động buôn lậu các bộ phận cơ thể hổ tới thị trường Trung Quốc đã bị phanh phui. Các nhà hoạt động hy vọng vụ bê bối sát hại hổ tại đền thiêng ở Thái Lan sẽ thức tỉnh dư luận thế giới, khi nạn buôn lậu loài vật hoang dã này ngày một nở rộ. Tại Kanchanaburi, những gì được phát hiện đằng sau tầm mắt của du khách đã gây sốc cho ngay cả những nhà điều tra hoạt động buôn bán động vật hoang dã kỳ cựu. Ngoài 137 con hổ sống, họ còn tìm thấy một phòng thí nghiệm, cho thấy các nhà sư đã sử dụng nhiều bộ phận cơ thể hổ để ngâm rượu và bào chế thuốc. Trong một kho lạnh, xác 40 con hổ con đông lạnh được tìm thấy và con phát hiện nhiều da hổ, nhiều tấm da sống và các sản phẩm hoang dã khác, rồi xác hổ con trong ngôi đền bị lục soát[13]

Hầu hết các chuyên gia không cho rằng hổ con có giá trị. Kẻ buôn lậu làm tiền từ xương, da, răng, vuốt, thịt hổ trưởng thành. Giới chức của Cục Công viên Quốc gia, nơi đóng cửa trại hổ và lấy đi 147 con hổ, tìm thấy một số bằng chứng của việc buôn lậu: bùa có móng hổ, và một xe tải định rời khỏi ngôi đền mang theo hai bộ da và các bộ phận khác. Ít nhất hai hổ trưởng thành đã mất tích hai năm trước, việc này chứng tỏ những người quản lý ngôi đền dính líu đến việc buôn lậu quy mô nhỏ. Nhưng lo ngại lớn hơn là các mạng lưới tội phạm đã khuyến khích việc buôn lậu, từ các trại nuôi hổ. Có ít nhất 30 trại như thế ở Thái Lan. Chúng không phi pháp nhưng việc thiếu hồ sơ ở trại tại ngôi đền cho thấy việc quản lý kém những nơi này, cho phép có khả năng buôn lậu hổ.

Một con hổ Đông Dương đang được nuôi nhốt tại Thái Lan

Trước đây, chỉ cần bỏ ra 600 baht Thái (gần 17 USD) là một du khách có thể tới thăm ngôi đền chuyên nuôi hổ tại tỉnh Kanchanaburi, phía tây thủ đô Bangkok của Thái Lan. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt vời khi những con hổ sống chung với người một cách gần gũi. Chỉ cần chi thêm khoảng gần 22 USD họ sẽ được tham gia cho hổ ăn, hoặc chụp ảnh với một chú hổ ngả đầu vào lòng. Trong gần 250.000 người đã tới ngôi đền này, phần lớn ai cũng thấy thích thú khi những con vật được xem như hung dữ nhất thế giới lại hiền lành. Nhưng ngôi đền này đã bị đóng và toàn bộ những con hổ đã được đưa đi.

Việc buôn hổ nuôi lại quan trọng cho những nhà bảo tồn, để ngăn buôn lậu, các trại nuôi hổ phải bị đóng cửa. Để khi thấy hổ bị buôn, có thể tin chắc chúng là hổ hoang dã. Việc nuôi hổ, chăm sóc cho đến khi trưởng thành tốn nhiều tiền, ước tính chi phí cho một hổ nuôi là khoảng 7.000 đến 8.000 đôla. Số hổ nuôi ở Thái Lan ước tính chừng 1.500 con. Khi thêm số lượng nuôi ở Lào, Việt Nam, Trung Quốc, tổng cộng số hổ nuôi trong khu vực này sẽ vượt quá toàn số lượng hổ hoang dã trên thế giới, chỉ khoảng 3.800 con. Nếu tính về mặt kinh tế, việc nuôi hổ thật khó hiểu, và gây nghi ngờ rằng một số con vật nuôi bị giết, vi phạm quy định Cites. Một con hổ trưởng thành ăn khoảng bốn đến tám kilogram thịt mỗi ngày (4–8 kg). Nếu các nước như Thái Lan cũng làm theo công khai kêu gọi đóng cửa các trại nuôi thì điều đó sẽ đóng lại lỗ hổng giúp việc buôn động vật gặp nguy hiểm còn tiếp tục[35].

Hiện nay, mọi con hổ phải đăng ký với Cục Công viên Quốc gia theo luật Thái và theo thỏa thuận của Cites, một hiệp định quốc tế nhằm bảo vệ các loài gặp nguy hiểm. Mọi vụ sinh tử, chuyển giao phải được ghi lại. Nhưng chuyện này không xảy ra trong thực tế. Luận điểm rằng việc nuôi các con hổ này giúp bảo tồn chúng cũng không đúng, vì các con này thuộc nhiều chủng loài khác nhau[35] Có 13 quốc gia nơi cư trú của loài hổ hoang dã họp tại Moscow từ ngày 21 đấn 24 tháng 11 để tìm cách bảo vệ chủng loại này. Các quốc gia này sẽ xem xét nhiều chương trình khác nhau như một chương trình các viên chức Thái Lan hy vọng sẽ gia tăng một nửa số lượng hổ hoang dã tại nước này trong vòng 5 năm. Trong đó một nơi cư ngụ của những loài thú hoang dã tại miền Tây Bắc Bangkok để quan sát xem những nhà bảo tồn Thái Lan dùng công nghệ như thế nào để đạt được mục đích của họ[36].

Một quần thể hổ Đông Dương quý hiếm mới được phát hiện trong vườn quốc gia ở miền đông Thái Lan. Camera tự động ở vườn quốc gia phía đông Thái Lan thu được hình ảnh quần thể hổ Đông Dương mới với ít nhất sáu con non trong rừng. Sự xuất hiện của đàn hổ mới này là kết quả của nỗ lực chống săn trộm ở Thái Lan. Nạn săn trộm và mất môi trường sống khiến quần thể hổ Đông Dương trên thế giới giảm xuống chỉ còn chưa tới 250 con. Trước đây chỉ có một quần thể hổ Đông Dương được biết đến tại khu vườn quốc gia này. Sự phục hồi của loài hổ phía đông Thái Lan là một điều tích cực. Số lượng hổ ở Thái Lan những năm 2000 đã giảm đến mức các chuyên gia cho rằng chúng còn lại rất ít và bị phân tán. Chiến lược bảo tồn mới cho phép hổ Đông Dương hồi phục số lượng ở một số khu vực tại Thái Lan, mặc dù loài này đã biến mất ở nhiều vùng khác[37].

Lào

Tại Lào và nhiều quốc gia châu Á khác, các nhà bảo tồn đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy một số lượng lớn các trang trại, sở thú vẫn nuôi nhốt hổ nhằm mục đích thương mại[22]. Số lượng hổ nuôi nhốt hiện nay còn nhiều hơn bên ngoài tự nhiên, tại Lào, một con hổ có thể đáng giá 50.000USD trên thị trường chợ đen. Khoảng 700 con hổ đang bị nuôi nhốt tại Lào. Chính phủ Lào thừa nhận một trại hổ gần thị trấn Thakhek (Tà Khẹc), cho đến gần đây, đã giết 100 con hổ một năm cho mục đích thương mại[35].

Tại Tà Khẹc có trang trại nuôi hổ được xem là lớn nhất Đông Nam Á là trại Muang Thong. Trại Muang Thong rộng 200ha, trong số 700 con cổ tại trại này có khoảng 100 con đẻ tại trại. Còn lại từ Malaysia, Thái Lan, Myanma chuyển qua. Ngày nào cũng có xe chuyển hổ, mỗi tháng, ít nhất có 10 – 12 con hổ trưởng thành được nấu cao tại sân sau của trại Muang Thong. Tại trại này, mỗi ngày cả trại phải mua khoảng 30 triệu tiền thịt gà cho hổ ăn. Mỗi con hổ trưởng thành ăn khoảng 4–5 kg thịt gà/ngày, tiền đầu tư cho trại khoảng 40 triệu/ngày[38]. Hổ đẻ trong trang trại, ăn xương gà xương vịt, có khi ăn cả thực phẩm tăng trọng[39].

Thị trường chủ yếu của trại là Việt Nam và Trung Quốc. Giá một kg hổ trên 1 tạ, bán ngay tại trại hiện giờ là 4.700 Bath (tiền Thái Lan, tương đương khoảng 140 USD). Loại dưới 1 tạ mua nấu cao thì không đến, chỉ khoảng 4.300 bath/kg. Giá hổ móc hàm (làm sạch lòng và nội tạng) là 3,3 triệu/kg, giao tận nơi (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). Nếu giao hàng ở Hà Nội, giá là 4 triệu, Con 1 tạ rưỡi thì khoảng 11 kg lòng và nội tạng, khoảng 12–13 kg lòng. Móc hàm khoảng gần tạ rưỡi[38]. Làm thịt một con hổ, lọc bồ xương ra là biết hổ gì rồi. Con hổ rừng nặng 2 tạ, nhưng chỉ có khoảng 12 kg lòng, tim phổi… nhưng hổ nhà thì nặng tạ rưỡi cũng có đến 12 - 13 cân lòng[39].

Ở Lạc Xao có một trang trại nuôi hổ khá lớn, phần nổi là để bảo tồn, nhưng đó là việc hợp pháp hóa các đường dây tuồn hổ tự nhiên từ Thái Lan, Myanmar, và các nước khác về đó tập kết, trước khi vận chuyển vào Việt Nam, từ cuối năm 2016, trại hổ này được xây dựng và có quy mô khoảng vài trăm con, gồm 4 khu nhà kiên cố, tường cao, được chia ô và quây bởi lưới thép B40 giống như chuồng cho thú dữ ở các vườn thú, dù có quy mô lớn như vậy, song hầu như người dân bản địa đều không biết sự tồn tại của trại hổ này[40][41].

Việc tiêu thụ hổ ở Lào có liên hệ với nhu cầu hổ ở Trung Quốc. Một công ty Hồng Kông đã ký hợp đồng thuê hơn 30 km2 đất tại phía tây bắc tỉnh Bokeo với chính phủ Lào để phát triển Khu Kinh tế Đặc biệt Tam giác vàng này. Các nhà bảo tồn đã nhiều lần nhấn mạnh, sở thú tồi tàn này thực chất là trang trại nuôi thú giết thịt trá hình, là mắt xích quan trọng trong thị trường buôn bán động vật hoang dã. Chúng tiến hành giao dịch hổ với những tổ chức tương tự tại Thái Lan, xẻ thịt thú bất hợp pháp để lấy xương, thịt và nhiều bộ phận khác[41].

Ở Lào có đường dây buôn hổ, các trang trại nuôi nhốt, trung chuyển hổ về Việt Nam qua các cửa khẩu ở Hà Tĩnh. Lào cũng là điểm trung chuyển lớn để vận chuyển hổ vào Việt Nam. Hổ được đưa qua đường biên thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Điện Biên, Sơn La. Hà Tĩnh vẫn luôn là một trong những khu vực nóng bỏng nhất[40]. Việt Nam và Trung Quốc là một trong những thị trường nóng về buôn bán hổ trái phép. Để đáp ứng nhu cầu có thật, các đường dây buôn bán hàng cấm vươn dài qua Lào, Campuchia, Thái Lan, tới tận Myanmar để nhập hổ lậu vào Việt Nam. Việt Nam đã thu giữ một số xác hổ đông lạnh và xương hổ trong vòng 5 năm qua, phần lớn bị nghi có xuất xứ từ Lào (qua đường Nghệ An).

Trong thời gian trước đây, ở các tỉnh như Thà Khẹt, Phôn Xa Văn, Bô Ly Khăm Xay hổ được rao bán một cách công khai. Sau này, Cục kiểm lâm trung ương Lào siết chặt quản lý nhưng Lào vẫn là trạm trung chuyển quan trọng để các đường dây tuồn hổ từ Thái Lan, Myanmar và một số nước khác vào Việt Nam, dù vậy, việc vận chuyển hổ hầu về Việt Nam (chuyến “hàng con”) như chỉ gặp trở ngại khi vượt qua cửa khẩu, thường là đi qua đường tiểu ngạch, chỉ khi bị kiểm tra gắt gao mới bị bại lộ[40], nếu không có thù oán với ai, không ai báo chính xác với ban ngành chức năng thì hầu như không bao giờ bị bắt[41].

Tại một hội thảo quốc tế về buôn bán động vật nguy cấp, các quan chức chính phủ Lào đã công nhận nạn nuôi nhốt động vật hoang dã đang gia tăng, và cam kết sẽ đóng cửa các trang trại hổ trong nước. Nhưng các nhóm quốc tế như WWF đang kêu gọi chấm dứt việc nuôi hổ, Chính phủ Lào cam kết sẽ thực hiện[35]. Đến nay vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Trong một cuộc họp Cites, đại diện chính phủ Lào đã tuyên bố quyết định đóng cửa các trang trại hổ.

Các tổ chức phi chính phủ quốc tế hiện đang nỗ lực tư vấn cho các cơ quan hữu quan của Lào hướng thực hiện quyết định trên, nhưng, xử lý hơn 700 trang trại nuôi hổ thực sự là một vấn đề nan giải. Giết những con hổ sẽ tạo nên làn sóng truyền thông không mong đợi, nhưng thả tất cả về tự nhiên cũng không phải cách làm an toàn trong bối cảnh con mồi cho hổ không còn nhiều, những con hổ thiếu kĩ năng sinh tồn và không sợ con người. Trong khi đó, nuôi giữ chúng cũng là một gánh nặng khi mỗi con sẽ tiêu tốn hàng nghìn USD tiền thức ăn mỗi năm, và chúng có thể sống tới 20 năm[22].

Campuchia

Tại Việt Nam, Lào, và Campuchea, các nhà bảo vệ môi trường ước tính các hoạt động săn bắn và săn trộm đã làm giảm số lượng hổ ở mỗi nước xuống dưới 30 con. Các khu rừng ở vùng đồng bằng miền đông của Kampuchea tạo một môi trường sống nguyên sơ cho các chú cọp hoang dã được hồi sinh. Những nơi này là một số trong các khu vực được bảo vệ rộng nhất tại vùng Châu Á này, và chúng đặc biệt quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường vì chúng có tiềm năng lớn trong việc phục hồi các quần thể hoang dã trong đó có loài cọp. Quỹ WWF đã thiết lập các hệ thống camera tại nhiều nơi trong khu rừng này để chụp hình ảnh của các loài động vật hoang dã hay lẩn tránh.

Nhưng bức ảnh cuối mà họ chụp được một chú cọp là hồi năm 2007 [2]. Dự án Conservation Canines đã phối hợp với giới kiểm lâm Kampuchea và Quỹ Bảo tồn Dã Sinh Quốc tế WWF nhằm bảo vệ loài cọp hoang. Chương trình Cọp và Rừng Khô thuộc Quỹ Dã Sinh Thế giới tại các quốc gia dọc theo Sông Mekong ở Đông Nam Á. Từ khu rừng được bảo vệ Mondulkiri, phía đông nứơc này. Tại Việt Nam, Lào, và Campuchea, các nhà bảo vệ môi trường ước tính các hoạt động săn bắn và săn trộm đã làm giảm số lượng cọp ở mỗi nước xuống dưới 30 con.

Rừng Mondulkiri của Campuchea từng rất giàu về động vật hoang dã, kể cả loài hổ, nhưng các hoạt động săn bắn và săn trộm đã xoá sạch gần hết thú hoang dã ở đây, và giết hại hầu hết các chúa tể sơn lâm. Những binh sĩ theo quân cộng sản Khmer Đỏ hồi đầu thập niên 1980 từng giết thú hoang dã để ăn thịt cũng như để mua bán, trong đó có một cá nhân giết đến 14 con hổ. Thời quân đội Khmer Đỏ, có rất nhiều thú hoang dã, nhưng sau đó thì dần dần ít đi, sau khi có nhiều nhân viên bảo vệ thú hoang dã thì dường như con số động vật hoang dã đang tăng dần lên.

Tại Kampuchea, người ta hy vọng rằng một cặp chó đặc nhiệm từ Hoa Kỳ có thể giúp cứu nguy cho loài cọp. Tại khu rừng được bảo vệ Mondulkiri phía đông Campuchea, giới bảo vệ môi trường đã mang về các “chuyên gia” đặc biệt để tìm số cọp ít ỏi còn sót lại là hai con chó mực, thuộc giống chó săn Labrador. Chúng thuộc một dự án mang tên Conservation Canines của trừơng đại học Washington ở Mỹ, huấn luyện cho chó đánh hơi chất thải của động vật hoang dã, hay còn được gọi là “scat” các chú khuyển này tinh nhanh hơn các nhà nghiên cứu trong việc tìm ra “scat” của cọp. Những người huấn luyện ghi chú địa điểm tìm ra “scat” và lấy một ít làm mẫu để phân tích xác định xem có phải của một con cọp hay không, đồng thời cũng xem xét được tình trạng sức khoẻ của nó, có thể khám phá được rất nhiều điều từ phân của động vật, có thể thấy được mức độ hormone, các dữ liệu về sinh lý, cũng như tình trạng bệnh lý. Và tất cả những điều này gộp lại sẽ cho biết tình trạng sức khoẻ tổng quát của quần thể này[2].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bảo_tồn_loài_hổ http://m.baonga.com/xa-hoi-nga.nd129/lap-khu-bao-t... http://www.bbc.com/vietnamese/world-38037195 http://www.bbc.com/vietnamese/world-40172102 http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/Scienc... http://www.vast.ac.vn/tin-tuc-su-kien/tin-khoa-hoc... http://m.anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/loai-ho-o... http://antt.vn/vu-chau-be-bi-ho-vo-nghi-van-nup-bo... http://baodatviet.vn/khoa-hoc/su-kien/vo-doi-tuong... http://baophapluat.vn/du-lich/vi-bao-ve-ho-hang-tr... http://m.baophapluat.vn/quoc-te/mang-luoi-buon-ho-...